Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

"Giải độc" cho ngôi nhà

Bạn thường nghĩ nhà mình là nơi an toàn và có không khí trong lành nhất? Chưa chắc đâu, theo tính toán của các chuyên gia môi trường, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể nặng hơn gấp 2-3 lần so với ngoài trời.


Chính vì thế ngôi nhà rất cần được "giải độc", để đảm bảo bầu không khí trong lành, bạn nên thực hiện theo những cách đơn giản sau:



Khu vực nhà bếp





Đây là nơi chứa nhiều loại mùi nhất. Sau mỗi lần nấu ăn, chùi rửa, gian bếp lại tích tụ thêm lượng khí độc hoặc khói, đặc biệt là khói bếp gas có chứa khí CO, một loại khí không mùi.



Nếu hít phải, cổ họng của bạn sẽ rất khó chịu. Ngoài ra bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt hoặc buồn nôn. Bạn có thể thử vài biện pháp sau để khắc phục tình trạng trên.



- Cố gắng thiết kế một ô cửa sổ ở khu vực nấu ăn để gian bếp thoáng đãng hơn. Nếu không, bạn nên lắp đặt máy hút khói và bật máy lúc nấu ăn.



- Sau khi nấu ăn, bạn nên khoá bình gas để tránh bị rò rỉ.



- Mùi của hóa chất tẩy rửa cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, dị ứng. Bạn nên thay thế chúng bằng cách dùng những nguyên liệu tự nhiên như nước nóng, chanh, giấm...



- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để thay thế nhựa tổng hợp.







Sau mỗi lần nấu ăn gian bếp lại tích tụ thêm lượng khí độc hoặc khói



Vệ sinh nhà tắm





Nhà tắm được xem là "ổ" chứa nấm mốc. Không chỉ gây ra nhiều mùi khó chịu, chúng còn khiến bạn bị chảy nước mắt, sổ mũi, ho, đau đầu. Thậm chí nấm mốc còn làm bạn bị căng thẳng.



Nếu nơi đây có độ ẩm quá cao, bạn có thể lắp một chiếc máy hút ẩm. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý một số việc sau:



- Giữ cho sàn nhà tắm luôn khô ráo và lau chùi thường xuyên. Kiểm tra phần tường ở các ngóc ngách xem có bị thấm nước, hoen ố, xuất hiện nấm mốc hay không để chùi rửa và chống thấm kịp thời. Như thế nấm mốc sẽ không có cơ hội để phát triển.



- Nếu nhà tắm chưa có quạt thông gió, nên lắp đặt ngay một chiếc. Không khí ở đây sẽ đối lưu và luôn thông thoáng.



- Không nên treo quần áo bẩn hoặc đã giặt sạch trong nhà tắm vì dễ bị ẩm mốc. Khi ấy phòng tắm cũng dễ bị ảnh hưởng vì mùi khó chịu từ quần áo.



Phòng ngủ và phòng khách





Ở hai khu vực này, bụi là nỗi ám ảnh lớn nhất của các bà nội trợ. Nếu hít phải nhiều bụi, bạn sẽ bị các triệu chứng giống bệnh cảm như hắt hơi, sổ mũi hoặc những rắc rối về hô hấp. Để giải quyết vấn đề, bạn có thể dùng vài bí quyết sau:



- Máy điều hòa nhiệt độ là một giải pháp chống bụi hiệu quả. Nếu sử dụng, bạn phải thường xuyên lau chùi hoặc thuê nhân viên bảo trì vệ sinh máy.



- Thường xuyên dùng khăn ẩm lau chùi các đồ vật trong phòng để chúng không bị bám bụi, thay rèm cửa định kỳ.



- Nếu sử dụng gối, nệm ở các ghế ngồi, bạn nên thay, giặt chúng thường xuyên vì đây cũng là môi trường để bụi bám vào và nấm mốc phát triển.



- Ti-vi, máy vi tính... cũng sinh ra các chất hoá học tổng hợp. Chúng sẽ giải phóng chất gây ô nhiễm vào không khí sau một thời gian dài sử dụng.



- Chính vì vậy bạn nên mở cửa phòng, cửa sổ để khí độc thoát ra ngoài. Nên ngắt nguồn điện khi không sử dụng.



- Thảm trải nhà là nơi vừa tích bụi, vừa sinh ra tạp chất không tốt cho sức khoẻ. Bạn nên giặt, phơi nắng hoặc thay thảm thường xuyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét